Lan và Điệp chuyển thể từ tiểu thuyết nào? Đúng nhất
Lan và Điệp chuyển thể từ tiểu thuyết nào, Lan và Điệp có thật không, nhanhhay.com chia sẻ về Lan và Điệp chuyển thể từ tiểu thuyết nào đúng nhất.
Lan và Điệp chuyển thể từ tiểu thuyết nào?
Lan và Điệp chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (xuất bản năm 1933). Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Gia tài cầm bút của ông vô cùng ấn tượng với nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, hồi ký…
Tác phẩm chính: Kiếp hồng nhan (1923), Tắt lửa lòng (1933), Lệ Dung (1934), Kép Tư Bền (1935), Ông chủ; Bà chủ (1935), Bơ vơ (1936), Nhật ký cô làm công (1936), Bước đường cùng (1938), Thanh Đạm (1942), Nông dân và địa chủ (1955), Tranh tối tranh sáng (1956), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (tập I – 1963), Đời viết văn của tôi (1971) và rất nhiều truyện ngắn.
Tóm tắt tiểu thuyết Tắt lửa lòng
Tiểu thuyết Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan có thể tóm tắt như sau: Chuyện kể về Điệp và Lan, trong đó Điệp là một học sinh khó khăn, tỉnh lẻ, còn Lan lại là con gái của ông Tú làng mà ông Tú làng này là ân nhân của gia đình Điệp. Hai bên gia đình quen biết nhau và đôi thanh mai trúc mã được gia đình hai bên hứa hôn, Lan và Điệp thương yêu nhau và mong muốn một kết cục có hậu là cùng bên nhau suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, vì mắc phải mưu hèn kế bẩn mà phải cưới Thúy Liễu, con gái ông quan phủ. Nghe tin này, Lan đau đớn thảm thương, Lan muốn quên tất cả nên vào chùa cắt tóc đi tu… Sau này, quá chán ngán mối lương duyên hờ với Thúy Liễu nên Điệp đã li dị. Chàng sống một mình, tu tâm học hành và trở thành một bác sĩ giỏi. Điệp đã nhiều lần đến chùa tìm Lan nhưng không gặp được…
Mãi đến mười mấy năm sau, khi Lan lâm bạo bệnh do quá sầu não, chàng mới được phép đưa nàng về nhà chữa trị, nhưng đó cũng là những giây phút cuối cùng của Lan. Nàng lìa đời bỏ lại một mối tình đầy ray rứt.
Về ca khúc Chuyện tình Lan và Điệp
Ba ca khúc Chuyện tình Lan và Điệp là sáng tác Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh vốn là bút danh của nhóm Lê Minh Bằng. Nhóm này gồm 3 nhạc sĩ: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Tuy ký tên chung nhưng hầu hết những sáng tác của nhóm đều do Anh Bằng viết, 2 người kia chỉ góp ý, sửa chữa chút ít.
Cả 3 ca khúc được thể hiện bằng điệu Bolero dễ hát, nên được phổ biến rộng rãi trong công chúng, nhất là tầng lớp bình dân. Kể từ lúc sáng tác (năm 1965) đến nay đã trải qua biết bao thăng trầm thời cuộc nhưng vẫn mãi mãi ở trong tim người nghe không thế nào quên.